Cấu Trúc Răng Hàm Của Người – Những Chức Năng Chính Của Răng.

Cấu Trúc Hàm Của Người

Trên thực tế một hàm răng người trưởng thành có tổng cộng 32 cái răng, chia đều cho hai hàm (hàm trên 16 và hàm dưới 16). Các răng được chia thành 4 nhóm chính: Nhóm răng cửa,  nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ và nhóm răng hàm lớn.

  • Răng cửa (tổng cộng 8 chiếc): Răng cửa nằm phía trước của cung hàm, dễ nhận thấy nhất khi chúng ta cười nói. Hình dạng chiếc xẻng, có cạnh (gọi là rìa cắn) rất sắc bén. Nhiệm vụ là cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ đưa vào miệng.
  • Răng nanh (tổng cộng 4 chiếc): Răng nanh nằm ở vị trí góc của cung hàm, sát ngay bên cạnh với răng cửa. Hình dáng ngọn giáo, mũ răng dày, rất nhọn và sắt. Nhiệm vụ chủ yếu là kẹp và xé thức ăn.
  • Răng hàm nhỏ (tổng có 8 chiếc): Răng hàm nhỏ nằm giữa răng hàm lớn và răng nanh, được dùng để xé và nghiền nát thức ăn. Có mũ răng hình lập phương, mặt cắn phẳng, trên mặt răng được chia thành 2 định đều và nhọn.
  • Răng hàm lớn (tổng có 8 chiếc): là chiếc răng lớn nhất của hàm. Mặt răng khá phẳng, có diện tích rộng, nên răng to, hình dáng rất phức tạp. Nhiệm vụ chính là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày.

Số răng vĩnh viễn của người trưởng thành sẽ nhiều hơn số răng sữa khi còn bé. Răng sữa thường có 20 cái răng, thường được mọc từ 8 tháng đến 2 tuổi rưỡi.

Răng Hàm trên Hàm dưới
Răng cửa giữa mọc ở độ tuổi 7 – 8 tuổi 6 – 7 tuổi
Răng cửa bên 8 – 9 tuổi 7 – 8 tuổi
Răng nanh 11 – 13 tuổi 9 – 10 tuổi
Răng hàm nhỏ thứ I 10 – 11 tuổi 10 – 12 tuổi
Răng hàm nhỏ thứ II 10 – 12 tuổi 11 – 12 tuổi
Răng hàm lớn thứ I 6 – 7 tuổi 6 – 7 tuổi
Răng hàm lớn thứ II 12 – 13 tuổi 11 – 13 tuổi
Răng hàm lớn thứ III (răng khôn) 17 – 31 tuổi 18 – 25 tuổi
Bảng sắp xếp thời kỳ mọc răng

Các răng sữa thực hiện chức năng “ăn nhai tạm thời” cho đến khoảng 6 – 7 tuổi thì bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn.

Quá trình thay răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu từ 7 – 8 tuổi cho đến 12 – 13 tuổi. Riêng đối với 4 chiếc răng khôn (hay còn gọi là răng hàm thứ 3/răng cối 3) sẽ mọc từ 17 – 25 tuổi (tùy người).

Do mọc cuối cùng nên răng khôn thường không đủ chỗ trên cung hàm để chen vào nên có thể mọc ngầm hoặc đâm ngang các răng lân cận gây đau nhức khó chịu.

Cấu Trúc Răng Của Người

Màu răng phụ thuộc vào gen mỗi người, có màu vàng nhạt hoạc màu trắng sữa, chúng đều rất khoẻ mạnh và cứng chắc, đảm bảo nhiệm vụ nhai nghiền thức ăn.

Cấu tạo của răng người chia làm 2 phần chính: Thân răng; Chân răng và Cổ răng.

1. Thân răng: còn gọi là vành răng, là phần nằm ở phía trên nướu, tham gia ăn nhai trực tiếp.
Thân răng được cấu trúc chinh bởi men răng, ngà răng và tuỷ răng (buồng tuỷ). Mỗi bộ phận có vai trò và tác động lớn đến sự khoẻ mạnh của răng miệng.

  • Men răng là lớp bao phủ toàn bộ thân răng và lớp trên cùng của răng, rất cứng có màu màu trắng. Là thành phần cứng nhất trong cấu tạo răng và không có dây thần kinh chi phối. Vì không có nguồn cung cấp máu nên men không thể phục hồi.
  • Ngà nằm bên dưới lớp men răng. Ít cứng hơn so với men răng có màu kem, chiếm phần lớn khối lượng của răng. Ngà răng có thể tự tái sinh để chống lại tác nhân gây đau răng.
  • Tuỷ răng là các dây thần kinh và mạch máu nằm ở trong răng. Tuỷ răng nằm trong lòng thân răng gọi là buồng tuỷ. Nếu tuỷ răng bị hở ra môi trường và nhiễm khuẩn do sâu răng hoặc chấn thương thì tuỷ răng sẽ chết.

2. Chân răng: nằm sâu bên dưới nướu và trong xương hàm. Chân răng sẽ có 3 kiểu: răng có 1 chân, 2 chân hoặc 3 chân. Răng có 1 chân thường là các răng cửa trước, còn răng có 2 chân, 3 chân là răng hàm.
Các chân răng là phần răng nằm trong xương ổ răng của xương hàm. Mỗi chân răng có một hoặc nhiều tuỷ chân có mạch máu và thần kinh chạy qua.

Chân răng phía ngoài được bao phủ bởi một lớp cementum và được giữ bởi các dây chằng nha chu:

  • Cementum  là lớp phủ mỏng canxi bao bọc lấy các chân răng. Nó bao phủ toàn bộ ngà răng ở vùng chân răng, không có dây thần kinh chi phối và là nơi bám dính của hệ thống dây chằng nha chu.
  • Các dây chằng nha chu là nơi bám dính giữa chân răng và xương ổ răng trong xương hàm. Bộ phận này của chân răng được chi phối và nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu, thần kinh. Các dây chằng nha chu có ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của răng trên xương hàm.

3. Cổ răng hay đường viền nướu là phần giao nhau giữa lợi và răng.

Chức Năng Của Răng Hàm

Về cơ bản, hàm răng người có ba chức năng chính: Phát âm, ăn nhai và chức năng thẩm mỹ.

Chức Năng Ăn Nhai:

Răng là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Răng có chức năng cắt nhỏ thức ăn, cùng với lười nghiền nhỏ thức ăn trước khi vào bên trong cơ thể để các bộ phận như bao tử, ruột non… hoạt động.

Chức năng phát âm:

Răng cùng với lưỡi và hàm tham gia vào khả năng phát âm của một người. Nếu răng đều và đầy đủ góp phần giúp cho quá trình phát âm tròn vành rõ chữ hơn. Tuy nhiên với những trường hợp răng sữa mất sớm sẽ làm trẻ nói ngọng và phát âm không chính xác.

Người lớn mất răng cửa sẽ khó nói đúng giọng, không thể phát âm chuẩn được. Mất răng sẽ tạo khoảng trống sẽ không phát âm được hoặc phát âm sẽ lơ lớ, hoặc ngọng.

Chức năng thẩm mỹ:

Cấu tạo hàm răng đẹp và khoẻ mạnh sẽ làm tăng vẻ đẹp của khuôn mặt, cân đối khuôn miệng và làm nụ cười thêm duyên dáng hơn. Những người có hàm răng hô, móm, thưa hay lệch lạc cũng ảnh hưởng đến nét đẹp và nét duyên dáng chung của khuôn mặt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *