Chăm sóc sức khỏe răng miệng là một trong số những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chưa thực sự hiểu đúng về vấn đề này.
1. Đánh Răng Trước Hay Sau Bữa Sáng?
Vấn đề này vẫn đang gây tranh cãi bởi khá nhiều người.
Harmony R. Reynolds, dược sĩ kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Răng Hàm Mặt thuộc Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York (Mỹ) cho biết, khi chúng ta ngủ, tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả hơn và là môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Nếu không đánh răng trước khi ăn sáng, tất cả số vi khuẩn đó sẽ đi thẳng vào dạ dày cùng với bữa sáng của bạn.
2. Chân Răng Lung Lay Không Phải Vấn Đề Quá Nghiêm Trọng?
Thông thường, các chân răng sẽ bám chặt lợi và có độ vững chắc cao. Khi độ vững chãi này biến mất, chúng có thể báo hiệu các vấn đề về tổn thương mô răng hay sự tấn công của vi khuẩn vào chân răng.
Chắc chắn bạn sẽ cần điều trị và do đó, đừng ngần ngại ghé thăm các phòng khám nha khoa.
3. Ai Cũng Phải Nhổ Bỏ Răng Khôn?
Sự thật: Nếu răng khôn khỏe mạnh và không mọc lệch, bạn không cần phải nhổ bỏ chúng.
Tư vấn ý kiến của chuyên gia y khoa trong trường hợp này là biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết sớm và triệt để vấn đề này.
4. Đau Răng Đồng Nghĩa Với Sâu Răng?
Đừng nên đổ tội cho sâu răng bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bạn phải chịu đựng những cơn đau răng.
Sherry Ross, nhà dược sĩ học kiêm nha sĩ tại trung tâm Santa Monica, California cho biết, sưng viêm lợi, mòn men răng đều có thể khiến hàm răng của bạn nhức nhối khó chịu.
5. Chải Răng Càng Nhiều Càng Tốt?
Chải răng quá thường xuyên sẽ gây ra mòn men răng, tụt lợi, đẩy khoang miệng của bạn đối mặt với nhiều vấn đề hơn.
Hai lần mỗi ngày là con số hợp lý cho thói quen chải răng.
Tiến sĩ Richard Marques khuyên bạn chỉ cần đánh răng vào buổi sáng và ít nhất 2 phút trước khi đi ngủ, lưu ý chỉ đánh răng trong vòng 3 phút.
6. Bạn Cần Vệ Sinh Răng Bằng Tăm Sau Khi Ăn?
Sự thật: Chỉ nha khoa mới là phương pháp được các chuyên gia y khoa khuyến khích mọi người sử dụng.
Việc sử dụng tăm có thể gây tổn thương men răng và lợi nếu bạn sở hữu một “hàm nhai” nhạy cảm.
Tiến sĩ Richard Marques, chia sẻ trên tờ The Sun, sử dụng bàn chải làm sạch các kẽ răng hoặc chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày để ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám giữa các răng.
7. Bàn Chải Càng Cứng, Chải Răng Càng Sạch?
Trên thực tế, bạn nên sử dụng bàn chải mềm nếu sở hữu một hàm răng nhạy cảm. Các chuyên gia y khoa cho biết, tần suất và cách chải quan trọng hơn việc bạn sử dụng loại lông bàn chải cứng hay mềm.
8. Không Cần Quan Tâm Nhiều Tới Răng Sữa?
Theo quan điểm “trước sau gì cũng thay”, nhiều người không quan tâm tới răng sữa và thỏa sức để con trẻ ăn uống các loại thực phẩm ngọt.
Tuy nhiên, theo các nha sĩ tại Bệnh viện Bumrungrad International, tổn thương răng sữa có thể dẫn đến sưng viêm tủy sống, ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này.
Đặc biệt, lớp men răng sữa mỏng hơn răng trưởng thành và dễ bị vi khuẩn tấn công, ăn mòn hơn.
9. Phụ Nữ Mang Thai Không Nên Khám Răng?
Trái với suy nghĩ của đa số người, những vấn đề răng miệng của bà bầu cần được giải quyết càng sớm càng tốt.
Phần lớn những loại thuốc gây tê vốn được cho là có hại cho thai nhi không mang nhiều hiểm họa đến vậy. Chỉ cần bạn cảnh báo với nha sĩ trước, mọi vấn đề sẽ hoàn toàn suôn sẻ.
10. Đường Là Kẻ Thù Duy Nhất Của Răng?
Trên thực tế, những vấn đề răng miệng thường gây ra bởi các loại vi khuẩn sản sinh từ các loại axit hữu cơ, có nguồn gốc thực phẩm.
Nghiên cứu từ đại học Y California San Diego School cho biết, những loại axit này hình thành do carbohydrate đọng lại trên răng.
Đường là mối nguy hại lớn nhất nhưng không phải duy nhất. Nhiều loại thực phẩm khác cũng có khả năng tạo ra loại chất hữu cơ này.
Thậm chí cả những loại rau quả và ngũ cốc cũng có thể trở thành tác nhân gây sâu răng nếu bạn không chú ý vệ sinh sau khi ăn.